Nếu bạn muốn trồng rau mà có ít đất trồng. Nếu bạn đã có nguồn rau an toàn để nấu ăn hàng ngày nhưng muốn trồng rau để xay và ép nước uống hàng ngày cho yên tâm. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ muốn trồng vài chậu rau cho bé ăn dặm. Nếu bạn ngại chi phí đầu tư ban đầu tốn kém và sợ không kiên trì trồng rau được lâu dài mua chậu trồng nhiều sẽ lãng phí. Mời các bạn tham khảo bài viết của mình dưới đây.
ĐẦU TIÊN LÀ CHỌN CHẬU TRỒNG RAU
Khuyến khích cách bạn mới tập trồng rau nên chọn dùng loại chậu nhựa tròn (như hình). Chậu có độ bền khá cao, giá tiền vừa phải (35-40k/c) độ sâu chậu hợp lý, chứa đc lượng đất cũng vừa đủ để nuôi cây & đặc biệt là trồng rau bằng chậu tròn này lá rau rất sạch, khi thu hoạch rau xong thì việc cải tạo đất rất đơn giản ko tốn nhiều thời gian, công sức. Chậu có thể kê trực tiếp xuống mặt sân hoặc hàn kệ kê lên cho thoáng đáy.
THỨ 2 LÀ VIỆC TRỘN ĐẤT
Có thể mua đất sạch bán sẵn đổ vào chậu trồng luôn. Nếu cầu kỳ hơn thì tự trộn đất.
Tỷ lệ trộn: 50% đất thịt (nên chọn đất thịt là đất đồi sẽ tốt hơn đất phù sa). 20% tro trấu & các nguyên liệu nàm tơi đất khác nếu có như: bã bia; vỏ lạc; xơ dừa ... Nói tóm lại có gì dùng đó. 30 % còn lại là phân chuồng hoai mục và chút phân gà viên ...
THỨ 3 LÀ CHỌN LOẠI RAU TRỒNG PHÙ HỢP
Nên trồng rau theo đúng mùa vụ cây sẽ nhanh lớn, ít sâu bệnh. Nên chọn các giống rau trồng một lần nhưng thu hoạch đc lâu dài như: Xà lách ngoại, cải cúc, cải canh, mùng tơi, rau muống, rau dền, cần tây, rau bina, dấp tanh, hành ba chài, các loại rau ăn sống ...
THỨ 4 LÀ CÁCH CHĂM SÓC
Chậu nhỏ, cây ít nên chăm sóc cực kỳ đơn giản. Chăm tỉa lá gốc để cây luôn thoáng gốc cây sẽ khỏe & ít bệnh. Tận dụng rác thải hữu cơ từ nhà bếp như nc rửa thịt cá, vỏ trứng, nc luộc trứng, bã ép (trừ đồ mặn) ... pha loãng hoặc ngâm qua đêm cho sủi bọt tưới cho cây. Nếu lười thì chọn cách mua sẵn bao phân trùn quế thỉnh thoảng lấy một chút pha loãng tưới bổ sung cho cây tuần 1 lần, những ngày khác chỉ cần tưới nc máy là ok.
THỨ 5 LÀ PHÒNG BỆNH
Ít chậu nên khuyến khích các bạn bắt sâu bằng tay vào buổi sáng, tối hoặc phun phòng sâu, rệp bằng thảo dược tự chế như: thuốc lào; tỏi ớt; phun cocacola ... (tham khảo công thức trên Google). Để cây ít nấm bệnh nên tưới cây vào buổi sáng, hạn chế tưới vào buổi tối.
THỨ 6 LÀ CẢI TẠO ĐẤT
Quá đơn giản khi cải tạo chậu đất nhỏ. Đảo đều, nhặt sạch rễ, bổ sung thêm phân trộn lên trồng tiếp loại rau khác nếu đất vẫn còn đủ tơi xốp. Nếu cảm giác đất đã hết chất thì trộn thêm tro, trấu, phân như trộn ban đầu. Hoặc đổ hết đất ở tất cả các chậu ra cải tạo cùng một đợt để trồng đồng loạt các loại rau vụ mới.
Hãy thử bắt đầu trồng từ 5-10 chậu trồng nhỏ để trồng các loại rau ăn sống, rau để xay ép nước ... sau trồng thấy ok rồi thì sẽ nhân bản thêm.
Với chi phí hợp lý (tổng mua chậu & phân đất cho 20 chậu hết khoảng 1,5 triệu đồng). Trồng rau rồi nếu thấy không thích thì chuyển chậu sang trồng hoa hoặc bỏ đi cũng ko bị quá tiếc. Với những bạn đang có chậu trồng rau rồi mà muốn trồng thêm thì cũng có thể kê bổ sung thêm những chậu nhựa tròn để trồng rau theo cách như mình đang làm.
Huyền sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nếu các bạn cần biết thêm thông tin về cách làm vườn. Chúc các bạn sớm có nhưng chậu rau xanh chất lượng để phục vụ các bữa ăn ra đình.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét